ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Theo khoản 23, điều 3, Luật Bảo vệ môi trường số 55/ 2014/ QH13 thì Đánh gái tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)..
HỒ SƠ GIẤY TỜ
- Giấy chứng nhận đầu tư
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất / giấy tờ khác có giá trị tương đương
- Quyết định cho phép đầu tư/ giấy tờ tương đương
- Báo cáo đầu tư/ thuyết minh dự án/ giấy tờ tương đương
- Văn bản chấp thuận đấu nối nước thải
- Bản vẽ hiện trạng, tổng thể, bố trí phân khu chức năng, thoát
nước…
TẠI SAO PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG?
Đối với doanh nghiệp
- Giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn phương án khả thi tối ưu cho dự án nhằm hạn chế tác động đến môi trường.
- Tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tránh bị xử phạt trong quá trình phát triển lâu dài;
- Tạo uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
Đối với cơ quan nhà nước
- Giúp cơ quan nhà nước theo dõi, quản lý hoạt động liên quan đến môi trường của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.
Đối với môi trường
Hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường góp phần bảo vệ môi trường trong sạch hơn.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Công ty tư vấn môi trường tiếp nhận yêu cầu, thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu từ dự án. ( 1 ngày)
Bước 2: Công ty tư vấn môi trường đến dự án lấy mẫu để phân tích ( 10 ngày)
Bước 3: Tổ thức tham vấn ý kiến của UBND xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện, có công văn tham vấn được ký xác nhận của khách hàng. ( 3 ngày)
Bước 4: Chuyên viên môi trường viết báo cáo theo tài liệu khách hàng cung cấp, kết quả phân tích mẫu, ý kiến tham vấn và đánh giá của chuyên viên. ( 3 ngày)
Bước 5: Chuyên viên môi trường kiểm tra báo cáo, gửi khách hàng xem bản thảo. ( 1 ngày)
Bước 6: Chuyên viên chỉnh sửa, hoàn thiện, in ấn và đưa khách hàng ký, nộp cơ quan thẩm định. ( 2 ngày)
Bước 7: Chờ cơ quan thẩm định, lập hội đồng thẩm định, bảo vệ trước hội đồng, lấy ý kiến chỉnh sửa, bổ sung. ( 20 ngày)
Bước 8: Bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng sau bảo vệ. ( 10 ngày)
Bước 9: In ấn, hoàn thiện, trình khách hàng ký, nộp cơ quan thẩm định. ( 2 ngày)
Bước 10: Chờ nhận quyết định từ cơ quan thẩm định, bàn giao cho khách hàng. ( 15 ngày)
THỜI GIAN THẨM ĐỊNH

THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT
Theo khoản 1 điều 14 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định, thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau
Bộ tài nguyên và Môi trường
Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án quy định tại phụ lục III nghị định này, thường là dự án có quy mô lớn hoặc dự án nằm trên địa bàn 2 tỉnh trờ lên hoặc không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT, các bộ và cơ quan ngang Bộ. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất 7 thành viên.