ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG nhà máy bia, nước giải khát là gì?

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân các nhà máy sản xuất bia, nước giải khát. Đang có nhu cầu mở rộng trên thị trường với quy mô, chủng loại khác nhau. Điều kiện để được xây dựng và hoạt động là các nhà máy này cần phải có các giấy tờ pháp lý về môi trường. Hasy Environment là đơn vị chuyên tư vấn lập báo cáo môi trường nói chung và báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy bia nói riêng.

TẠI SAO LẠI CHỌN HASY ENVIRONMENT

  • Hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn hồ sơ môi trường
  • Với đội ngũ chuyên nghiệp, tận tình với khách hàng
  • Giá cả hợp lý, không chi phí phát sinh ngoài mong muốn
  • Chính sách bảo mật thông tin

Hình thức xử lý vi phạm khi chủ dự án không lập đánh giá tác động môi trường nhà máy bia.

– Đối với dự án do Sở tài nguyên môi trường phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 4 điều 11 Nghị định 155/ 2016/ NĐ-CP nêu rõ mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
– Đối với dự án do Bộ tài nguyên môi trường phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 5 điều 11 Nghị định 155/ 2016/ NĐ-CP nêu rõ mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.

Đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường nhà máy bia

Theo phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định chi tiết các dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 10.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy bia.

Hồ sơ lập đánh giá tác động môi trường nhà máy bia

Để đơn bị tư vấn có thể lập được ĐTM chủ dự án cần phải cung cấp các giấy tờ sau:

Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nhà máy bia

Bước 1: Hasy Environment tiếp nhận yêu cầu, thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu từ dự án.

Bước 2: Đến dự án lấy mẫu để phân tích.

Bước 3: Tổ thức tham vấn ý kiến của UBND xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện, có công văn tham vấn được ký xác nhận của khách hàng.

Bước 4: Chuyên viên môi trường viết báo cáo theo tài liệu khách hàng cung cấp, kết quả phân tích mẫu, ý kiến tham vấn và đánh giá của chuyên viên.

Bước 5: Chuyên viên môi trường kiểm tra báo cáo, gửi khách hàng xem bản thảo.

Bước 6: Chuyên viên chỉnh sửa, hoàn thiện, in ấn và đưa khách hàng ký, nộp cơ quan thẩm định.

Bước 7: Chờ cơ quan thẩm định, lập hội đồng thẩm định, bảo vệ trước hội đồng, lấy ý kiến chỉnh sửa, bổ sung.

Bước 8: Bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng sau bảo vệ .

Bước 9: In ấn, hoàn thiện, trình khách hàng ký, nộp cơ quan thẩm định.

Bước 10: Chờ nhận quyết định từ cơ quan phê duyệt, bàn giao cho khách hàng

Cơ quan thẩm quyền phê duyệt đánh giá tác động môi trường nhà máy bia

Theo khoản 1, điều 14 và phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định:
– Bộ tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng nhà máy bia, nước khải khát. Có công suất từ 30.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
-Sở Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt các dự án còn lại.

Thời gian thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy bia

– Đối với dự án có công suất từ 10.000.000 lít/năm đến nhỏ hơn 30.000.000 lít/ năm: 30 ngày làm việc.

– Đối với dự án có công suất lớn hơn 30.000.000 lít/ năm: 45 ngày làm việc.

Tư vấn miễn phí