BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 38/2015/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2015

 

THÔNG TƯ

VỀ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản,
Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2015/NĐ-CP), bao gồm:
1. Trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường (sau đây gọi tắt là phương án) và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung (sau đây gọi tắt là phương án bổ sung) đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, NỘI DUNG THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN VÀ PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG

Mục 1. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án và phương án bổ sung
Điều 3. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 và Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP có phương án hoặc phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc cùng một cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì lập phương án hoặc phương án bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 hoặc Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1B ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án trong trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 07 (bảy) bản phương án theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án bổ sung trong trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 07 (bảy) bản phương án bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận;
d) 01 (một) bản sao phương án kèm theo quyết định đã được phê duyệt.
Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và thời hạn thẩm định
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP.
2. Thời hạn thẩm định phương án, phương án bổ sung tối đa là 35 (ba mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này, thời hạn thẩm định phương án thực hiện theo thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Kết quả thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung được trả trực tiếp tại cơ quan thẩm định, phê duyệt hoặc qua đường bưu điện.
Điều 5. Thẩm định phương án, phương án bổ sung
1. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này, trình tự, thủ tục thẩm định được thực hiện theo trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan thường trực thẩm định phương án, phương án bổ sung (sau đây gọi là cơ quan thường trực thẩm định phương án) thực hiện các nội dung sau:
a) Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: Hồ sơ được coi là hợp lệ khi có cả ý kiến đồng thuận của cơ quan thường trực thẩm định phương án;
b) Thành lập hội đồng thẩm định: Thành phần hội đồng thẩm định phải bao gồm cả thành phần hội đồng thẩm định phương án quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án, phương án bổ sung được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5B ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tổ chức các hoạt động kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phản biện trong trường hợp có đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định phương án;
d) Tổ chức họp hội đồng thẩm định: Biên bản họp hội đồng thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6B ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thẩm định phương án, phương án bổ sung được thực hiện theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Hoạt động của hội đồng thẩm định phương án, phương án bổ sung (sau đây gọi tắt là hội đồng thẩm định) quy định tại Mục 2 Chương này. Trình tự thẩm định như sau:
a) Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực thẩm định phương án có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5A ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc cơ quan thường trực thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày thành lập hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định phương án tiến hành các hoạt động: kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng tại địa điểm thực hiện phương án, phương án bổ sung và khu vực kế cận; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phản biện các nội dung của phương án, phương án bổ sung;
c) Trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các nội dung quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản 2 Điều này, cơ quan thường trực thẩm định phương án tổ chức họp hội đồng thẩm định. Biên bản họp hội đồng thẩm định, bản nhận xét phương án, phương án bổ sung, phiếu đánh giá phương án, phương án bổ sung được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6A, Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Trong thời hạn 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định phương án thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân;
đ) Sau khi nhận thông báo kết quả thẩm định, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
– Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung phương án, phương án bổ sung trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 8 Thông tư này. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo kết quả thẩm định. Thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện không tính vào thời gian thẩm định, phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này. Quá thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, tổ chức, cá nhân phải lập lại phương án, phương án bổ sung;
– Lập lại phương án, phương án bổ sung và nộp lại trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 8 Thông tư này; trình tự thẩm định được thực hiện như đối với trường hợp nộp hồ sơ lần đầu.
Xem thêm Tại đây

DMCA.com Protection Status